Thiết Kế Kho Hàng Tối Ưu Nhất Với Các Nguyên Tắc Vàng

Năng suất của toàn bộ chuỗi cung ứng được liên kết trực tiếp với thiết kế và bố trí của kho hàng. Một thiết kế hoàn chỉnh có thể tối ưu các hoạt động của kho và giúp ta đạt được hiệu quả tối đa. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu về những nguyên tắc vàng cho thiết kế kho hàng tối ưu. Cùng Kệ sắt Quang Minh tìm hiểu về thiết kế kho hàng tối ưu hoá nhất với các nguyên tắc vàng.

Tại sao chúng ta phải thiết kế kho chứa hàng?

Hiện nay trong bất kỳ ngành nghề cũng cần có giá kệ chứa hàng. Thế nên thiết kế kho hàng được đánh giá là vô cùng cần thiết và quan trọng trong việc thiết kế không gian kho hàng. Sau đây là những lý do mà kho hàng lại quan trọng:

  • Giúp cho quá trình vận hành, quản lý nhà kho được thông suốt, dễ dàng hơn.
  • Hàng hóa được lưu thông, đảm bảo quá trình sản xuất xuyên suốt không bị gián đoạn.
  • Tiết kiệm chi phí thuê nhiều nhân công trong quá trình quản lý và vệ sinh kho.
  • Giúp hàng hóa sắp xếp trong kho tốn ít diện tích nhất và thuận lợi cho việc lấy hàng.
  • Hàng hóa được bảo quản, hạn chế tối đa việc hư hỏng, hao hụt nhằm tiệm tối đa phí mua vật tư, nguyên liệu.

nguyên tắc thiết kế kho hàng

Những nguyên tắc vàng khi thiết kế kho hàng

Dưới đây là những nguyên tắc mà Kệ sắt Quang Minh đưa ra cho bạn tham khảo. những nguyên tắc này sẽ giúp cho bạn có được kho hàng hợp lý và đảm bảo yếu tố an toàn.

1. Xác định mục tiêu của kho hàng

Để xác định được đúng mục tiêu trong quá trình xây dựng kho hàng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Tại sao kho hàng đó tồn tại?
  • Nó phục vụ thị trường nào?
  • Nó có phải là một phần của mạng lưới kho hàng hay không?
  • Những loại hàng hóa được lưu trữ trong kho?
  • Dòng đời dự kiến của kho hàng là gì?
  • Nó sẽ là khu đất trống hay một kho hàng hiện có?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, các doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu của mình. Từ đấy chúng ta xác định được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.

2. Địa điểm lựa chọn kho hàng

Khi lựa chọn vị trí kho hàng, chúng ta nên dựa vào tiêu chí Outbound Logistics – Dòng logistics. Đầu ra liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa đến dây chuyền sản xuất. Một trong những yếu tố quan trọng, cạnh tranh cao là dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên đặc trưng nhất là thời gian giao hàng.

Thế nên việc xác định vị trí kho hàng gần khách hàng; gần các hãng vận chuyển đối tác là một quyết định hoàn hảo. Tuy nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định khác về số lượng kho cần thiết và kích thước của kho.

3. Thiết kế về kết cấu và quy mô cho từng kho

Để thực hiện vấn đề này, các doanh nghiệp nên liệt kê các câu hỏi trước khi bắt tay vào thiết kế như sau:

Trong kho hàng diễn ra hoạt động gì?

Hoạt động diễn ra trong kho gồm những việc sau:

  • Tiếp nhận
  • Lưu trữ
  • Lựa chọn
  • Đóng gói
  • Gửi đi

Thiết kế kho hàng cần có các đặc tính của sản phẩm?

  • Những mặt hàng hóa, sản phẩm nào được lưu trữ trong kho?
  • Nên lưu trữ hàng hóa trên sàn hay trên các kệ để hàng?
  • Có hàng hóa nào dễ vỡ, dễ hư hỏng cần phải xử lý hay không?
  • Khi xuất nhập hàng hóa có cần tuân thủ theo quy định gì không?

Thiết kế kho hàng có cần phân theo mùa vụ không?

Cần xác định hàng hóa trong kho có phải theo mùa vụ không? Để từ đó thiết kế kho hàng cho phép dung lượng lưu trữ cao nhất trong thời gian cao điểm. Làm như vậy để tránh quá dư thừa trong những tháng không thuộc cao điểm.

Thiết kế kho hàng có hàng hóa trả lại cần phải xử lý không?

Nếu  kho hàng của đơn vị, doanh nghiệp của bạn phải thường xuyên xử lý các đơn hàng bị trả lại; thì khi thiết kế kho hàng nên thêm không gian cho việc lưu trữ và xử lý các đơn hàng đó; để đảm bảo hàng trả lại không bị tồn đọng.

4. Áp dụng phương pháp FAST khi thiết kế kho hàng – mặt bằng

Sau khi tuân thủ các nguyên tắc trên, tiếp theo ta sẽ hướng đến việc thiết kế mặt bằng kho. Bốn yếu tố quan trọng luôn xuất hiện khi thiết kế; bố trí bất kỳ cơ sở lưu trữ, phân phối chính là FAST.

F – Flow (Dòng chảy):

Flow ở đây hiểu là một chuỗi các hoạt động được hoạch định một cách logic trong kho. Mỗi hoạt động được đặt càng gần với hoạt động trước nó càng tốt. Flow đòi hỏi việc di chuyển có kiểm soát; không bị gián đoạn của dòng nguyên vật liệu, con người và hàng hóa.

A – Accessibility (Khả năng tiếp cận):

Accessibility không chỉ có nghĩa là việc tiếp cận sản phẩm hay không mà còn là tiếp cận thế nào. Từ hàng hóa đến các công cụ cần thiết mọi thứ cần được tiếp cận một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, chúng ta cần biết được liệu được mức độ yêu cầu của đơn vị đóng gói để có phương pháp tiếp cận phù hợp với kho hàng.

S – Space (Không gian):

Đây là yếu tố trực quan nhất. Vì khi không gian được khai thác một cách khôn khéo sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động diễn ra trong kho được thông suốt; hiệu quả.

Đồng thời cũng cần không gian tối thiểu cho các chức năng liên quan như văn phòng, khu vực làm việc, … Nhờ có nhiều phương tiện lưu trữ có sẵn trên thị trường ngày nay, doanh nghiệp có thể sử dụng tối ưu không gian kho.

T – Throughput (Thông lượng):

Thông lượng là quá trình hàng hóa tương tác với không gian kho. Khi thiết kế kho hàng, doanh nghiệp phải luôn luôn tính đến những khoảng thời gian có nhu cầu cao. Nhất là việc sản xuất có thể được tăng cường đến mức tối đa.

Tầm quan trọng của bốn yếu tố trên là như nhau. Mục đích là đạt được sự cân bằng, khi một yếu tố được xem xét và thay đổi.

5. Kho hàng “xanh”

Kho hàng “xanh” là nơi không chỉ tối ưu về mặt hiệu suất mà còn là nơi góp phần bảo vệ môi trường; tiết kiệm tối đa tài nguyên cho doanh nghiệp.

Các kho hàng này thường sử dụng các vật liệu cách nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng; các vật liệu có đặc tính gây ô nhiễm thấp như sơn chuyên dụn, chất kết dính, sản phẩm gỗ, chất trám và thảm, … điều này có thể cải thiện chất lượng không khí của kho hàng.

Ngoài ra, kho hàng còn được trang bị hệ thống đèn LED và các cảm biến giám sát. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng và điều chỉnh công suất kho hàng; mà còn có thể được sử dụng cho các loại quản lý tài nguyên khác, như gas và nước.

Cách bố trí và thiết kế nhà kho hàng

Nếu bạn chưa biết bố trí kho hàng của mình sao cho hợp lý về cả lý thuyết lẫn thực tế thì hãy tham khảo những yếu tố sau.

1. Không gian kho hàng

Một trong những điều quan trọng là không gian nhà kho. Vì bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn không gian sử dụng kho được tối ưu nhất. Do đó, khi thiết kế kho hang phải đảm bảo các yếu tố dưới đây:

  • Không gian trong kho cần thiết kế có sự cách biệt giữa các khu vực hàng hóa với nhau. Không thiết kế chồng chéo dẫn đến việc xuất – nhập, di chuyển hàng hóa khó khăn.
  • Không gian trong kho nên thiết kế riêng biệt giữa các mặt hàng
  • Kho chứa đựng và bảo quản sản phẩm phải thiết kế an toàn, đảm bảo hàng hóa lưu trữ tốt.
  • Kích thước kệ kho hàng phải phù hợp với lượng hàng hóa cũng như tải trọng hàng hóa.
  • Khu vực sản xuất được thiết kế thông suốt từ khu cung cấp nguyên liệu vào đến khu thành phẩm.

không gian kho hàng

2. Vị trí nhà kho

Khi thiết kế kho hàng nên chú ý đến vị trí nhà kho vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng, vận hành kho hàng sau này:

  • Vị trí nhà kho cần đảm bảo các yếu tố thuận tiện trong quá trình đi lại và có nguồn nước sạch.
  • Xây dựng kho hàng đặc biệt chú ý không giáp các khu vực hay ngập lụt, dễ bị ứ nước; ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hàng hóa.
  • Hệ thống thoát nước trong nhà kho phải được thiết kế chuẩn chỉnh để đảm bảo lưu thông, tránh gây ô nhiễm.

3. Sử dụng hệ thống giá kệ để chứa hàng và quản lý hiệu quả

Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng giá kệ công nghiệp cho kho hàng. Được đánh giá là giải pháp lưu trữ và quản lý kho thông minh; vừa tối ưu không gian kho 70%, vừa tiết kiệm đến 50% chi phí đầu tư.

Một số loại kệ để hàng được ưa chuộng, sử dụng phổ biến trong các nhà kho như:

  • Kệ để hàng nặng: Kệ Drive in; Kệ Double Deep, Kệ Selective, Kệ sàn Mezzanine, Kệ tay đỡ, Kệ con lăn, Kệ khuôn,… Những loại kệ này phù hợp với kho hàng công nghiệp nặng, lượng hàng hóa nhiều. Mỗi tầng kệ để nặng có thể chứa từ 500kg trở lên.
  • Kệ V lỗ đa năng: Phù hợp với kho có diện tích nhỏ, lượng hàng hóa ít. Trọng tải từ 50-100kg/tầng kệ.
  • Kệ trung tải: Phù hợp với kho hạng trung bình, lượng hàng hóa vừa. Mỗi tầng kệ hàng trung tải có thể chứa từ 200-700kg/tầng kệ.

4. Trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định

Thiết kế kho hàng cần đặc biệt chú ý đến việc trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ. Hệ thống chiếu sáng phải đủ ánh sáng để đảm bảo cho quá trình sản xuất tốt nhất. Hệ thống cấp nước cần đảm bảo đủ nước sạch để phục vụ quá trình sản xuất thông suốt, không bị gián đoạn.

5. Kết cấu của nhà kho

Ngoài vị trí, không gian thì khi thiết kế kho hàng cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cửa ra vào: Tốt nhất nên sử dụng hệ thống cửa tự động đóng mở.
  • Trần nhà: Sử dụng vật liệu chống thấm nước, không rạn nứt để hạn chế tối đa việc ẩm mốc trần nhà.
  • Tường và góc tường nhà: Dùng sơn chống thấm, dễ cọ rửa và khử trùng.
  • Sàn nhà: Dễ cọ rửa, không trơn trượt có độ ma sát cao và thoát nước tốt.

Trên là những nguyên tắc vàng trong vấn đề thiết kế kho hàng mà kệ sắt Quang Minh đã giới thiệu đến bạn. Nếu kho hàng tuân thủ các nguyên tắc, cách bố trí như trên sẽ đảm bảo được sự chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho cả con người lẫn hàng hóa trong kho.

Ý KIẾN bình luận