Cross Docking Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

Trong những năm gần đây, chi phí logistics của Việt Nam chiếm 21-25% GDP. Điều đó cho thấy rằng nó đã gấp 2,5 – 3 lần thế giới. Nhưng ngành logistics đóng góp vào GDP chỉ đạt 4-5%. Cho thấy một phần không nhỏ GDP quốc gia được sử dụng chưa hiệu quả. Để hoạt động ngành logistics có thể phát triển mạnh thì chúng ta cần đến Cross Docking. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các dịch vụ của ngành logistics kiếm bội tiền. Cùng Kệ sắt Quang Minh tìm hiểu về Cross Docking nhé!

Cross Docking là gì?

Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng. Cross Docking là hệ thống phân phối hàng hóa chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian.

Tìm hiểu về Cross Docking

Điều khiến cho Cross Docking khác với kho hàng truyền thống?

Với mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Còn đối với mô hình Cross Docking, người dùng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ. Điều khác biệt lớn nhất chính là Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các công ty loại bỏ chi phí tồn kho; giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc.

Các loại Cross Docking

Thuật ngữ “Cross Docking” được đưa vào sử dụng để mô tả các loại hoạt động khác nhau, tất cả đều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Napolitano (2000) đã đề xuất phương án phân loại Cross Docking dưới đây:

1. Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking)

Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận.

Ví dụ, các bộ phận máy tính của các nhà phân phối có thể tìm nguồn linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau. Và kết hợp chúng thành một lô hàng duy nhất cho khách hàng.

2. Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking)

Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất.

Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ. Và họ sử dụng nó để chuẩn bị cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với nhau. Bởi vì nhu cầu của từng bộ phận được biết trước. Dựa trên đầu ra của một hệ thống MRP ( hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất). Nên không cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.

3. Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking)

Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp. Và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.

4. Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking)

Hoạt động này kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL. Hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).

5. Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking)

Có thể sử dụng ở bất kì kho hàng nào. Chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước. Ví dụ như một đơn đặt hàng của khách hàng.

Dưới đây là những sản phẩm phù hợp áp dụng cho Cross Docking

Sản phẩm được xem phù hợp cho Cross Docking khi đủ 2 yếu tố: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Sau đây là danh sách các loại sản phẩm phù hợp dành cho Cross Docking:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.
  • Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
  • Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
  • Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
  • Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng

Một số lợi ích của Cross Docking

Cross Docking mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng có thể được cắt giảm đáng kể nhờ áp dụng kĩ thuật Cross Docking.
  • Thúc đẩy hàng hóa lưu thông nhanh chóng. Duy trì được chất lượng sản phẩm đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn.
  • Giúp loại bỏ những công đoạn lưu trữ hàng trung gian. Giảm thiểu chi phí logistics.
  • Đối với doanh nghiệp vận tải chuyên chở hàng nhỏ hoặc nhà bán lẻ. Do hàng được vận chuyển có quy mô nhỏ lẻ và không thể lấp đầy hoàn toàn tải trọng của trailer.
  • Điều này khiến chi phí vận tải đầu vào tăng đáng kể do tăng số lượng phương tiện vận chuyển, giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng… Nhờ kỹ thuật này sẽ tránh được tình trạng lãng phí thời gian và tải trọng của xe trong quá trình vận chuyển.

cross docking

Giữa Cross Docking và chuỗi cung ứng có mối quan hệ như thế nào?

Dưới góc độ quản lý, Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp. Liên quan đến sự phối hợp rộng rãi giữa các nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng của mình. Khi áp dụng kỹ thuật này có nghĩa là các đối tác trong kênh sẽ trải qua việc tăng chi phí.

Về phía người cung cấp, có thể được yêu cầu việc cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn. Bên cạnh đó còn phải gán nhãn giá hoặc mã vạch. Về phía người cung cầu, có thể được yêu cầu đặt hàng vào một số ngày nhất định. Hoặc cho phép lead time giao hàng nhiều hơn một vài ngày. Tất cả các yêu cầu này dẫn đến việc gia tăng thêm một số chi phí và gia tăng sự phối hợp giữa các đối tác kênh.

Tuy nhiên còn có một số yêu cầu khác phát sinh như: Yêu cầu về gia tăng chất lượng trong việc tiếp nhận. Bởi vì mục đích của kĩ thuật này là ngay lập tức chuyển sản phẩm cho xe đầu ra. Yêu cầu về giao tiếp ngày càng tăng giữa các đối tác trong kênh cũng là một trở ngại lớn. Nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng. Cách phổ biến nhất để giải quyết các cầu này là thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Kết Luận

Mong rằng những kiến thức đã được trình bày ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điều cần biết về Cross Docking cũng như áp dụng đúng vào mô hình doanh nghiệp của bạn. Nếu cần tìm hiểu thêm những kiến thức về xuất nhập khẩu hay logistics thì đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Két sắt Quang Minh nhé.

Liên hệ Kệ Sắt Quang Minh

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với kệ sắt Quang Minh để nhận tư vấn trực tiếp hoặc tìm hiểu thông qua:

Website: https://kesatquangminh.com/

Email: Quangvvk1998@gmail.com

Địa chỉ – Hotline:

– Trụ sở chính: 36/300 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội – 0966.347.693

– Cơ sở 2: Ngõ 44 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội – 0334.030.000

– Cơ sở 3: Khu công nghiệp Thường Tín, Hà Nội – 0914.961.351

– Cơ sở 4: 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội – 0393.469.992

Ý KIẾN bình luận